Rectangle 458.png fad-m.jpg

19/10/2021

Thiếu Sắt và những ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ em

Sắt quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Tuy cơ thể trẻ chỉ cần một lượng nhỏ Sắt, nhưng việc cung cấp đủ Sắt lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên chú ý những biểu hiện thiếu Sắt ở con để bổ sung đúng cách và đủ liều lượng. Nhận biết thiếu Sắt ở trẻ bằng cách nào?

Bác sĩ CKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất cho biết: “Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nó tham gia vào quá trình vận chuyển và lưu trữ oxy, tạo hồng cầu, giải phóng năng lượng. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em rất cao, khoảng 30 - 50%”.

Trẻ thiếu Sắt dẫn đến chứng thiếu máu có các dấu hiệu cảnh báo như:

●    Vẻ ngoài cơ thể: Da thường nhợt nhạt, xanh xao; niêm mạc nhợt; móng tay giòn hoặc có hình thìa; móng tay, móng chân nhợt nhạt; tóc khô cứng, dễ gãy...
●    Biếng ăn: Chậm lớn; ăn hay nôn trớ; rối loạn tiêu hóa; táo bón; sụt cân...
●    Sức đề kháng kém: Thiếu Sắt làm giảm khả năng miễn dịch khiến trẻ dễ ốm bệnh.
●    Học tập kém: Thiếu tập trung, hay buồn ngủ, giảm trí nhớ nên gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập.
●    Vận động kém: Khó thở, đánh trống ngực, hoa mắt chóng mặt... khi chạy nhảy và vận động mạnh. Trẻ hoạt động chậm chạp, lười vận động, thường mệt mỏi kéo dài.

Bổ sung Sắt thế nào để trẻ khỏe mạnh?

Sắt là vi chất trẻ cần hàng ngày mà cơ thể không tự sản xuất được. Do đó, cha mẹ cần nạp Sắt cho trẻ từ nguồn thực phẩm hàng ngày.

Nhu cầu Sắt cần cho trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, cụ thể là:

●    Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần khoảng 7 mg/ngày
●    Trẻ  4 - 8 tuổi thì cần 10 mg/ngày
●    Trẻ từ 9 - 13 tuổi cần khoảng 8 mg/ngày
●    Trẻ từ 14 - 18 tuổi cần khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam)

Vì thế mẹ cần hết sức chú ý để bổ sung kịp thời hàm lượng Sắt tương ứng với lứa tuổi giúp con phát triển cơ thể toàn diện.

Thiếu Sắt và những ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ em

 Trẻ em cần được bổ sung lượng Sắt bằng cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, nên chú trọng lựa chọn các thực phẩm giàu Sắt như rau xanh đậm, thịt gà, cá, thịt đỏ, trứng, đậu... Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cà chua, dâu tây, bông cải xanh, cam, ổi, dưa, khoai tây, kiwi... cũng là nhóm chất cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ bởi tác dụng tăng cường hấp thụ Sắt cho cơ thể.

Thiếu Sắt và những ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ em

Sữa bổ sung Sắt cho trẻ cũng là một lựa chọn của các bà mẹ thông thái. Sữa Nestle MILO với dinh dưỡng từ sữa, năng lượng từ mầm lúa mạch, được tăng cường công thức độc quyền Activ-Go từ Thụy Sĩ cùng 7 loại vitamin và khoáng chất, thêm Sắt giúp giải phóng năng lượng hiệu quả cho cơ thể, hỗ trợ phát triển và khả năng miễn dịch, tập trung ở trẻ.
Chỉ với hai hộp MILO mỗi ngày là mẹ đã cung cấp cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết với chất đạm, chất béo và chất bột đường cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời MILO còn được bổ sung các loại vitamin (A, B2, B3, B6, B12, C, D...) và khoáng chất (canxi, phốt pho,...). MILO còn là sữa bổ sung Sắt cho trẻ rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trung bình 1 hộp sữa MILO chứa 2,1 mg Sắt - đây sẽ là giải pháp bổ sung Sắt hàng ngày hiệu quả. Bổ sung 2 hộp sữa MILO mỗi ngày là mẹ có thể yên tâm đã cung cấp hơn một nửa lượng Sắt cần thiết cung cấp cho cơ thể trẻ.

Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và vận động khoa học, mẹ đừng quên thêm sữa MILO vào khẩu phần hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng và hàm lượng Sắt thiết yếu giúp trẻ vươn xa trong học tập và vận động.

Bài viết có cùng nội dung: 4 lợi ích của Activ-Go trong việc bổ sung Sắt cho trẻ